Trẻ bỏ ăn do bị bệnh tay chân miệng, phải làm sao?

Trẻ bỏ ăn do bị bệnh tay chân miệng, phải làm sao?

Trẻ bỏ ăn do bị bệnh tay chân miệng, phải làm sao?

Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, căn bệnh này thường tự khỏi và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng không đúng cách hoặc thiếu hiểu biết thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé. Dưới đây là các thông tin hữu ích giúp cha mẹ thêm kiến thức để chắm sóc trẻ tốt hơn.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng tại nhà thì các bậc cha mẹ cần lưu ý các điểm sau nếu bé bỏ ăn, biếng ăn:

  • Cho bé ăn thành nhiều bữa
  • Cho bé ăn đồ lỏng dễ tiêu
  • Thức ăn không quá nóng, quá cay hoặc quá mặn
  • Có thể làm mát sữa bằng cách bỏ vào tủ lạnh để giúp trẻ dễ uống hơn

Nếu miệng của trẻ quá đau, không chịu ăn, cha mẹ cần đưa con đi khám để bác sĩ cho thuốc rơ, nếu cần thiết thì phải uống thuốc giảm đau.

>>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng là gì? Đặc điểm, triệu chứng và cách phòng ngừa

Chú ý đến các cấp độ của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có 4 cấp độ: độ 1, độ 2, độ 3, độ 4; độ 4 là nặng nhất:

  • Với độ 1 có thể điều trị tại nhà, điều may mắn là gần như 90% em bé khi phát hiện bị tay chân miệng thì chỉ ở độ 1.
  • Với độ 2 không nặng lắm nhưng cần nằm bệnh viện theo dõi.
  • Với độ 3 các bậc phụ cần theo dõi sát vì để bệnh chuyển sang độ 4 thì lúc này việc điều trị sẽ kéo dài và khá phức tạp.

Điều quan trọng của các bậc phụ huynh là cần theo dõi và nhận biết sự biến chuyển bệnh của trẻ, nhất là khi trẻ bắt đầu chuyển sang độ 2 để có sự can thiệp kịp thời.

Những lưu ý khác

khi bé bỏ ăn, biếng ăn thì nên cho bé ăn đồ lỏng dễ tiêu không quá cay, nóng hoặc quá mặn. Như chúng ta biết, khi em bé bị lở miệng hoặc đau miệng mà ăn những thức ăn đó thì rất khó chịu, chính điều này có thể dẫn đến trẻ sẽ bỏ ăn.

Trẻ khi bị bệnh về tay chân miệng thường thì trẻ sẽ rất biếng ăn hoặc thậm chí không ăn được vì lúc này miệng của trẻ rất đau. Thường trẻ nếu đau ít thì không ăn được nhiều, còn trẻ nếu đau nhiều thì gần như bỏ ăn, thậm chí không uống nước. Nếu miệng trẻ đau như vậy cha mẹ cần đưa con đi khám để bác sĩ ngay để tránh bệnh chuyển nặng hơn.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên chia bữa ăn cho bé ăn nhiều bữa nhỏ và đặc biệt cần chú ý đến những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa đồng thời phải tránh tuyệt đối những thức ăn còn nóng, cay.

>>> Xem thêm: Sốt xuất huyết thì nên ăn uống thế nào cho mau khỏe?

aralac.vn

0766 355 388
0766 355 388