Loãng xương là một bệnh lý phổ biến ở người trung niên, khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 nam giới U50 trở lên có nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Vì vậy, việc duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp ở giai đoạn thiếu niên sẽ là nền tảng vững chắc giúp hạn chế nguy cơ bị loãng xương sau này.
Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương, là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Loãng xương diễn biến thầm lặng nhưng gây ra hậu quả nặng nề chỉ được phát hiện cho đến khi xương gãy làm người bệnh giảm đi tuổi thọ, mất khả năng lao động, thậm chí là tàn phế.
Nhiều người nghĩ rằng đây là căn bệnh khó thể tránh khỏi đối với người già. Tuy nhiên, loãng xương được chia làm hai loại: Loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát:
Là không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài tuổi tác và hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Cơ chế là do quá trình lão hóa của tạo cốt bào gây nên tình trạng mất cân bằng giữa huỷ xương và tạo xương, kết quả là thiểu sản xương.
Loãng xương nguyên phát gồm 2 loại:
Liên quan đến một số bệnh mạn tính, liên quan đến sử dụng một số loại thuốc… Một số nguyên nhân gây loãng xương thứ phát như: bệnh nội tiết, bệnh tiêu hóa, bênh khớp, bênh ung thư, bệnh di truyền hoặc những trường hợp sử dụng corticoid, heparin, dùng lợi tiểu kéo dài…
Vì vậy một số chuyên gia y tế cho rằng, căn bệnh này có thể được ngăn ngừa và thậm chí người loãng xương vẫn có thể ngăn ngừa và làm chậm tiến trình phát triển của bệnh nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh.
>>> Xem thêm: Những ưu, nhược điểm khi sử dụng sữa công thức cho trẻ sơ sinh
Cần thay đổi thói quen sinh hoạt như tập thể dục thể thao, tập chịu đựng sức nặng của cơ thể như chạy bộ, tập kháng lực. Đảm bảo chế độ ăn giàu canxi, hoặc bổ sung canxi cũng như vitamin D, không dùng chất kích thích như cà phê, rượu, bia và không hút thuốc lá.
Các biện pháp ngăn ngừa loãng xương bằng cách dùng thuốc: đưa canxi vào cơ thể từ 1000-1200mg/ ngày, đưa vitamin D từ 800-1000IU/ngày, và một số loại thuốc chống hủy xương theo sự tư vấn của bác sĩ.
Cần bổ sung các loại Vitamin, khoáng chất từ thực phẩm hằng ngày như các loại cua, cá, thủy hải sản. Trong cua, cá có giàu thành phần Canxi và Omega 3-một dưỡng chất quan trọng không chỉ đối với việc hỗ trợ điều trị loãng xương mà còn hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa đĩa đệm và thoái hóa khớp.
Những loại thực phẩm chứa nhiều Omega 3 như: cá thu, cá mòi, cá ngừ… Để thu được tối ưu nhất Omega 3 và Canxi từ những món này thì chúng ta nên chế biến thật nhừ để có thể ăn được cả xương cá rất tốt cho người loãng xương.
Các loại rau quả chứa Vitamin K như chuối, bắp cải, khoai tây, ngũ cốc… chứa nhiều Vitamin K và khoáng giúp cho quá trình hấp thu hoàn toàn Canxi, tăng mô xương và giảm khả năng rạn nứt xương. Với những loại thực phẩm này, chúng ta nên ăn luộc để đảm bảo dưỡng chất được hấp thụ một cách tốt nhất. Chuối chứa nhiều vitamin A, E, Canxi, khoáng chất…
Sữa và các chế phẩm của sữa là thực phẩm hàng đầu giúp bạn phòng tránh chứng loãng xương, đau nhức xương khớp nhờ cung cấp nhiều canxi – thành phần chủ chốt của hệ xương. Uống sữa giàu canxi thường xuyên là cách đơn giản và tốt nhất để giảm, phòng ngừa các triệu chứng của bệnh loãng xương.
Ngoài sữa, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua… cũng rất giàu canxi, protein, carbohydrate và vitamin. Vì vậy, việc uống sữa và ăn những chế phẩm từ sữa này một cách thường xuyên và đều đặn sẽ đem lại hiệu quả tốt cho người loãng xương.
Dòng sản phẩm sữa Hi-Canxi Gold của công ty sữa Aralac là dòng sản phẩm không chỉ hỗ trợ phòng chống loãng xương, mà còn giúp bảo vệ sụn khớp, cải thiện hệ tiêu hóa và giảm xơ vữa động mạch.
Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích để ngăn ngừa và chăm sóc sức khỏe của mình đối với “căn bệnh loãng xương thầm lặng”!