Cách phân biệt cảm lạnh với cảm cúm và các biện pháp phòng ngừa

Cách phân biệt cảm lạnh với cảm cúm và các biện pháp phòng ngừa

Cách phân biệt cảm lạnh với cảm cúm

Cách phân biệt cảm lạnh với cảm cúm

Khi trời trở lạnh, dịch cúm bắt đầu trở thành mối lo ngại. Đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ và người già, những người mắc bệnh mãn tính, những người có cơ quan hô hấp yếu, hệ miễn dịch yếu,…

Cảm lạnh và cảm cúm có tên gọi và các triệu chứng bệnh hơi giống nhau nên nhiều người thường hay lầm tưởng rằng, chúng đều cùng một loại bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, cảm lạnh và cảm cúm là hai bệnh hoàn toàn khác nhau mặc dù chúng có một số triệu chứng hơi giống nhau.

Sự khác nhau giữa cảm lạnh và cảm cúm

Cảm lạnh là một tên gọi chung để chỉ các bệnh có triệu chứng viêm nhiễm như mũi và họng (đau họng, đau đầu, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, sốt trong khoảng 37-38°C,…) mà nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm các loại virus khác nhau thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus.

Cảm cúm thường được biết đến là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra. Có 3 loại virus cúm thường gặp hằng năm là A, B và C. Tuy nhiên, A và B là hai loại phổ biến nhất. Khi nhiễm virus cúm thường đột ngột sốt cao trên 38°C và xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, toàn thân khó chịu, đau bụng, đau khớp và cơ, chán ăn, ho, chảy nước mũi,…

Tại sao cảm cúm lại thường phổ biến vào mùa đông?

Mùa đông là mùa hoạt động mạnh nhất của virus cúm, chúng có khả năng chịu lạnh và khô, dễ bị tác động bởi nhiệt độ và độ ẩm. Đó là lý do tại sao bệnh cúm phổ biến vào mùa đông. Tuy nhiên, có một số loại virus đột biến có thể có khả năng lây nhiễm mạnh ngay cả trong môi trường nóng ẩm.

>>> Xem thêm: 8 nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch hàng đầu hiện nay

Khi bị cảm lạnh và cảm cúm thì phải làm sao?

Khi bị các triệu chứng cảm, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn và uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm

Khi bị các triệu chứng cảm, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn và uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm

Khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, người bệnh cần được nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng bằng các thực phẩm dễ ăn và hấp thu nhanh như cháo, súp, sữa,… và đặc biệt là bổ sung nước cho cơ thể.

Các triệu chứng kéo dài trong khoảng 3-5 ngày đối với cảm lạnh thông thường và 5-7 ngày đối với cảm cúm. Nếu các triệu chứng kéo dài hãy đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và điều trị.

Biện pháp phòng ngừa cảm lạnh và cảm cúm

Cảm lạnh và cảm cúm là những bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, nên hạn chế tiếp xúc với mọi người khi đang bị bệnh:

  • Luôn rửa tay và súc miệng thường xuyên
  • Tiêm phòng
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc và thường xuyên tập thể dục
  • Có chế độ ăn và bổ xung dinh dưỡng đầy đủ

Nâng cao sức khỏe cho bạn và gia đình bằng một ly sữa Aralac Red Ginseng trong mỗi bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm khuẩn, virus có hại,…

Nguồn: medical.shiseido, Japan

0766 355 388
0766 355 388