Bí quyết giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng cường sức đề kháng

Sữa Sure Gold - Aralac

Bệnh tim mạch là căn bệnh được liệt kê vào hàng nguy hiểm, gây tử vong hàng đầu hiện nay. Trước đây, bệnh lý tim mạch được thường xảy ra nhiều ở người lớn tuổi do chức năng tiêu hóa và khả năng trao đổi chất ở người lớn tuổi đã suy yếu. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, bệnh tim mạch đang có chiều hướng gia tăng ở người trẻ tuổi, người mắc bệnh càng lúc càng trẻ hóa.

Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tim mạch

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong, các nguyên nhân chủ yếu đến từ:

  • Chế độ ăn uống nhiều calo, muối, chất béo đồng thời ít vận động và bị sức ép trong công việc.
  • Nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ, sử dụng các chất kích thích như rượu bia là nguyên nhân chính khiến người trẻ tuổi mắc bệnh tim mạch.
  • Hút thuốc lá: Chất Nicotine và Carbon monoxide có trong thuốc lá chính là nguyên nhân gây co thắt các mạch máu, xơ vữa động mạch.
  • Căng thẳng kéo dài có thể làm hỏng các động mạch và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim.
  • Di truyền từ gia đình (trong gia đình đã có người mắc bệnh tim).
  • Bệnh tim bẩm sinh không được phát hiện và điều trị sớm trong những năm đầu sau sinh cũng chiếm tỉ lệ bệnh lý tim mạch không nhỏ ở người trẻ.
  • Béo phì cũng là nguyên nhân dẫn đến những yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng cholesterol, đái tháo đường, tăng huyết áp, và hội chứng chuyển hoá và thường xảy ra nhiều ở trẻ em.

Những dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh lý tim mạch

  • Khó thở, cảm giác đè nặng trong ngực, đau tức ngực.
  • Cơ thể tích nước, thường xuyên mệt mỏi, ho dai dẳng, khò khè.
  • Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.
  • Thở nhanh, lo lắng, lòng bàn tay đổ mồ hôi.
  • Chóng mặt, ngất xỉu: là triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, máu đến não bị gián đoạn.

>>> Xem thêm: Mất ngủ, chán ăn ở người lớn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Các biên pháp phòng ngừa, phòng tránh bệnh tim mạch

Các loại thực phẩm tốt cho tim mạch

  • Tập thể dục đều đặn với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý
  • Theo dõi các chỉ số huyết áp và nồng độ cholesterol thường xuyên
  • Ngưng sử dụng các chất kích thích, tránh căng thẳng quá mức
  • Không hút thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích gây hại.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
  • Giữ cân nặng luôn ổn định, tránh béo phì.
  • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.

Lợi ích khi uống nhiều sữa

  • Sữa có chứa một loạt các hợp chất có lợi, bao gồm các axit amin đặc biệt, chất béo bão hòa chuỗi trung bình và lẻ, chất béo trans tự nhiên, vitamin K1, K2 và canxi. Theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ hiện khuyến nghị các sản phẩm sữa không béo và ít chất béo như một phần của một mô hình ăn uống lành mạnh
  • Trong quá trình điều trị bệnh tim mạch, người bệnh tim mạch cần đảm bảo chế độ ăn có hàm lượng chất béo thấp, bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu MUFA, PUFA, chất xơ FOS. Nhưng trên thực tế việc kiểm soát các thành phần này từ bữa ăn hàng ngày rất khó chính vì vậy sử dụng sữa công thức được tính toán đầy đủ cân đối là giải pháp dễ dàng nhất hiện nay.
  • Các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng đặc biệt và kết hợp sử dụng các loại sữa trong các bữa ăn phụ.

>>> Xem thêm: Sữa Sure Gold với hàm lượng dưỡng chất nổi trội rất tốt cho tim mạch

Nguồn dinh dưỡng cần khác cho người bệnh

Người bệnh tim mạch cần bổ xung thêm những loại thực phẩm như:

  • Các loại rau củ chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất
  • Chuối, cam, quýt, dưa đỏ, đậu nành
  • Nấm, trà xanh và ăn nhiều cá hơn thịt

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý nguy hiểm, người bệnh cần chủ động điều trị và phòng ngừa khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường.

0766 355 388
0766 355 388