Nên ăn bao nhiêu nghệ thì tốt cho sức khỏe? - Aralac

Nên ăn bao nhiêu nghệ thì tốt cho sức khỏe?

Nghệ thường được sử dụng phổ biến đối với những người bị các bệnh như: bệnh viêm khớp, đau khớp, đau dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi,…Ngoài ra, một số người còn bôi nghệ lên da để giảm đau, trị hắc lào, bong gân và sưng tấy, bầm tím, mụn trứng cá, tình trạng viêm da,…

Tuy nhiên để phát huy tốt các công dụng hữu ích của nghệ cũng như việc nên ăn bao nhiêu nghệ mỗi ngày là tốt nhất? Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây:

Ăn quá nhiều nghệ có hại không?

Củ nghệ được coi là một thành phần an toàn trong thực phẩm, và thậm chí là trong các liệu trình spa, nhưng ăn nghệ với liều lượng cao và lâu dài có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa. Ngoài ra, thành phần chính của nghệ là curcumin, có thể hoạt động như một chất làm loãng máu, nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu theo toa hoặc nếu bạn sắp phẫu thuật thì không nên bổ sung nghệ hoặc tinh bột nghệ.

Các tác dụng phụ thường gặp của việc tiêu thụ quá nhiều nghệ bao gồm các phản ứng như; dị ứng, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, buồn nôn và có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, hạ huyết áp, các cơn co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai. Đối với những người bị các trường hợp này thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang có ý định muốn dùng nghệ.

>>> Xem thêm: 9 lợi ích sức khỏe của nghệ mà bạn nên biết

Nên ăn bao nhiêu nghệ một ngày?

Thông thường, liều lượng nghệ được khuyến nghị là không quá 2.000 miligam mỗi ngày.

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị liều lượng tốt để tăng cường sức khỏe cho cơ thể cũng như phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm là 500 mg curcumin mỗi ngày (tương đương với 1,5 -3 gam nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ).

Nên ăn bao nhiêu nghệ một ngày để tốt cho sức khỏe?

Nên ăn bao nhiêu nghệ một ngày để tốt cho sức khỏe?

Ai không nên dùng nghệ, tinh bột nghệ?

Củ nghệ có chứa một số ancaloit hoạt tính. Do đó, những người mắc các chứng bệnh sau đây nên tránh hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng:

  • Các vấn đề về túi mật: Nghệ có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về túi mật vì nó có khả năng tăng tiết mật. Nếu bạn bị sỏi mật hoặc tắc nghẽn ống mật nên tránh sử dụng nghệ.
  • Rối loạn chảy máu: Nghệ làm chậm quá trình đông máu dẫn đến tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu ở những người bị rối loạn chảy máu.
  • Bệnh tiểu đường: Curcumin, thành phần chính có trong nghệ, có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường .
  • Rối loạn trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Nghệ có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về dạ dày như GERD.
  • Vô sinh: Do nghệ làm giảm mức testosterone và giảm sự di chuyển của tinh trùng nên nghệ có thể gây vô sinh ở nam giới.
  • Thiếu sắt: Lượng nghệ cao có thể cản trở sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Vì vậy, những người bị thiếu sắt nên sử dụng nghệ một cách thận trọng.
  • Phẫu thuật: Curcumin trong nghệ có thể làm trì hoãn sự hình thành các cục máu đông trong máu. Vì vậy, nên ngừng dùng nghệ hai tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình vì nguy cơ chảy máu trong và sau khi phẫu thuật cao.
  • Mang thai: Nghệ được cho là không an toàn khi dùng dưới dạng thuốc vì nó có thể thúc đẩy kinh nguyệt hoặc kích thích tử cung, gây nguy hiểm cho việc mang thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tránh uống bổ sung tinh bột nghệ.

>>> Xem thêm: 7 lý do chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên uống sữa mỗi ngày

Nguồn: Sưu Tầm

0766 355 388
0766 355 388