Đậu nành tốt hay xấu? Giá trị dinh dưỡng của đậu nành là gì?

Đậu nành tốt hay xấu? Giá trị dinh dưỡng của đậu nành là gì?

Đậu nành tốt hay xấu? Giá trị dinh dưỡng của đậu nành là gì?

Đậu nành và các loại thực phẩm làm từ đậu nành đã là một phần trong chế độ ăn uống dinh dưỡng của con người trong nhiều thế kỷ qua. Dù là thực phẩm đi đâu cũng gặp hay sử dụng hằng ngày nhưng đôi khi chúng ta vẫn chưa nắm rõ được lợi ích thực sự của đậu nành mang lại.

Do vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như giá trị dinh dưỡng của đậu nành, một loại thực phẩm quen thuộc với chúng ta.

Dinh dưỡng của đậu nành

Đối với những người ăn chay, chúng được ví như một loại “thịt” cung cấp nguồn protein dồi dào thay thế cho thịt đỏ. Ngoài protein, đậu nành còn chứa nhiều chất dinh dưỡng đáng quan tâm như chất xơ, isoflavone đậu nành và saponin đậu nành,…

Theo USDA (Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ), trong 100 gram đậu nành chứa:

  • Lượng calo : 172
  • Chất béo : 9g
  • Natri : 1mg
  • Carbohydrate : 8,3g
  • Chất xơ : 6
  • Đường : 3g
  • Protein: 18g

Lợi ích sức khỏe của đậu nành

1. Chống oxy hóa

Đậu nành có chứa các hợp chất tự nhiên được gọi là isoflavone. Các polyphenol này là chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ cơ thể khỏi sự tổn thương tế bào và các tình trạng mãn tính như bệnh tim.

2. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Đậu nành cũng chứa các hợp chất được gọi là phytosterol. Chúng hoạt động trong cơ thể bằng cách ức chế sự hấp thụ choleterol. Điều này giải thích tại sao thường xuyên ăn các loại thực phẩm như đậu nành có thể làm giảm mức cholesterol trong máu.

Đậu nành có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Đậu nành có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Mặt khác, thường xuyên tiêu thụ các loại đậu, bao gồm cả đậu nành, cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm đột quỵ và bệnh tim mạch vành.

>>> Xem thêm: 7 bí quyết giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ

3. Hỗ trợ sức khỏe của xương

Thực phẩm từ đậu nành có thể là một bổ sung có lợi cho phụ nữ tuổi trung niên; điều này là do mức độ thấp hơn của estrogen sau khi mãn kinh có thể dẫn đến việc giảm nồng độ canxi trong xương.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ 40 – 110mg isoflavone đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm quá trình đào thải xương và cải thiện mật độ khoáng của xương. Từ góc độ thực tế, điều này tương đương với việc ăn 140-440g đậu phụ hoặc 35-100g đậu nành nấu chín mỗi ngày.

4. Làm đẹp da và tóc

Trong đậu nành có hợp chất BBIC có khả năng ức chế hoạt động của protease, một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình dẫn đến chứng đa xơ cứng. Vì vậy, dùng đậu nành thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa lão hóa da, làm da trở nên mềm mại, mịn màng và giúp tóc chắc khỏe.

5. Nguồn Protein thực vật “hoàn chỉnh”

Đậu nành là một nguồn protein thực vật hữu ích, cung cấp tất cả chín axit amin thiết yếu mà chúng ta cần cho sự tăng trưởng, sửa chữa và các chức năng như miễn dịch. Có một số nghiên cứu cho thấy rằng nó thậm chí nó có thể tương đương với protein động vật.

>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung cho người ăn chay

Đậu nành có an toàn cho mọi người không?

Đậu nành thường được công nhận là an toàn đối với hầu hết mọi người, trừ khi bạn bị dị ứng với đậu nành.

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy mối liên hệ với một số bệnh ung thư và có thể làm giảm chức năng của tuyến giáp. Tuy nhiên, cơ quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu đã kết luận rằng isoflavone trong đậu nành không ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp, vú hoặc tử cung ở phụ nữ sau mãn kinh.

Các sản phẩm đậu nành có chứa oxalat, và vì lý do này, những người có tiền sử sỏi thận canxi oxalat có thể chọn tránh các sản phẩm đậu nành dẫn đếm tiêu thụ quá mức. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng các sản phẩm đậu nành có chứa một số oxalat và một lượng phytat vừa phải có thể thực sự có lợi cho bệnh nhân sỏi thận.

Sản phẩm từ đậu nành và đạm đậu nành

Thực phẩm làm từ đậu nành có thể được chia thành thực phẩm chưa lên men và lên men.

Các sản phẩm từ đậu nành và đạm đậu nành

Các sản phẩm từ đậu nành và đạm đậu nành

Thực phẩm chưa lên men bao gồm – đậu phụ, sữa đậu nành, edamame, hạt đậu nành và rau mầm, trong khi các sản phẩm đậu nành lên men bao gồm – miso, tempeh, natto và nước tương.

Protein đậu nành (hay còn gọi là đạm đậu nành) được sử dụng trong thực phẩm ở nhiều dạng khác nhau và khá phổ biến, bởi lẽ giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại thật sự cao so với giá thành của nó.

>>> Xem thêm dòng sữa dinh dưỡng chống loãng xương từ Aralac: https://aralac.vn/hi-canxi-gold

Nguồn: bbcgoodfood

0766 355 388
0766 355 388