Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân và các biến chứng

Ngày nay bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe cuộc sống hằng ngày, dẫn đến những biến chứng khó lường. Để xác định được hướng chăm sóc, chúng ta cần phải hiểu bệnh tiểu đường là gì và nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này để có hướng chăm sóc và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, mỡ và protein khi các hormone insulin của tụy bị yếu hay suy giảm tác động trong cơ thể. Làm cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường.

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Phân biệt các loại bệnh tiểu đường và triệu chứng bệnh

Tiểu đường tuýp 1

Người bệnh bị thiếu insulin trong tuyến tụy do không đủ khả năng sản xuất đủ hormone. Tiểu đường tuýp này thường xảy ra ở trẻ nhỏ và chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.

Triệu chứng: uống nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều. Thông thường, đây là dấu hiệu 80-90% tế bào beta tụy bị hư hại.

Tiểu đường tuýp 2

Chiếm tỷ lệ gần 90%-95% trong số các bệnh nhân bị tiểu đường. Những người bị tiểu đường tuýp 2 này bị đề kháng insulin, có nghĩa là họ vẫn sản xuất được insulin nhưng không chuyển hóa được thành glucose. Bệnh xảy ra cũng do một số yếu tố liên quan khác như các bệnh liên quan đến ruột, gan, thận, thần kinh…

Tiểu đường tuýp 2 thường ít có triệu chứng hơn, thường xuất hiện ở người trung niên bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, tiền căn có người thân bị tiểu đường, phụ nữ sinh con nặng trên 4 kg, hoặc các bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc làm tăng đường huyết.

Tiểu đường thai kỳ

Xuất hiện ở phụ nữ mang thai sau tuần thứ 24. Nguyên nhân do tình trạng kháng insulin xảy ra trong thai kì. Bệnh tiểu đường thai kì khiến thai nhi có thể bị dị tật, thai to, dễ sẩy thai, khó sinh…

Tiểu đường thứ phát: thường xảy ra do các khiếm khuyến về gen, tiểu đường do các bệnh lý nội khoa, do việc sử dụng thuốc. Việc phát hiện bệnh qua kiểm tra đường huyết và có phác đồ điều trị phù hợp có thể giúp bệnh nhân hạn chế các biến chứng.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường

Chưa được xác định rõ ràng, có thể do các yếu tố di truyền và lối sống không lành mạnh như ăn uống thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao, ăn nhiều thịt đỏ…vì vậy khi bị bệnh tiểu đường bạn cần tránh những loại thịt đỏ, nội tạng động vật, các loại bánh kẹo, nước có gas và đồ uống có cồn, hạn chế ăn tinh bột.

>>> Xem thêm: Sữa Glusure Gold – Thực phẩm hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Làm thế nào để phát hiện ra bản thân mắc bệnh tiểu đường?

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình:

Tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, cơ thể gầy gò mặc dù ăn nhiều hơn so với bình thường, khô miệng, buồn nôn, chậm lành vết loét…Tuy nhiên, để có kết quả chính xác, cần phải thực hiện kiểm tra đường trong máu, hoặc nghiệm pháp dung nạp đường, cũng như xét nghiệm HbA1c.

Các biến chứng bệnh tiểu đường:

Biến chứng tiểu đường được chia làm hai loại: mãn tính và cấp tính.

Biến chứng mãn tính:

Là những biến chứng sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

  • Biến chứng mắt: Đường huyết tăng cao khiến mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Lâu dày thị lực sẽ bị giảm hoặc biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, xấu hơn có thể dẫn đến mù lòa.
  • Biến chứng về tim mạch: Gây tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là hệ lụy khó tránh của đái tháo đường.
  • Biến chứng về thần kinh: Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi…
  • Biến chứng về thận:  Gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, có thể dẫn đến suy thận.
  • Biến chứng nhiễm trùng:  Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.

>>> Xem thêm: Loãng xương và chế độ dinh dưỡng cho người loãng xương

Biến chứng cấp tính:

Những biến chứng này có thể xảy ra đột ngột và có thể gây nên hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.

Hạ đường huyết:

Khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l) sẽ dẫn đến hạ đường huyết. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do:

  • Uống quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc tiêm insulin).
  • Uống thuốc khi chưa ăn.
  • Tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi.
  • Uống nhiều rượu, bia.

Dấu hiệu hạ đường huyết như đói cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh. Trong trường hợp này bạn cần uống Glucerna, ăn kẹo bánh ngọt hay uống nửa ly nước trái cây để ổn định đường huyết. Trong trường hợp hạ đường huyết nặng, bạn hãy đi cấp cứu ngay để được xử lý kịp thời.

Hôn mê:

Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Hi vọng những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn sơ lược kiến thức về bệnh đái tháo đường, nguyên nhân cũng như cách phòng tránh. Duy trì lối sống lành mạnh không những giúp bạn tránh xa bệnh tật mà còn kéo dài được tuổi thọ giúp bạn có thêm thời gian bên những người thân yêu.

Mọi chi tiết về các sản phẩm sữa, vui lòng truy cập website aralac.vn  hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua đường link aralac.vn/lien-he/.

0766 355 388
0766 355 388