Khi mùa thu dần trôi qua để nhường chỗ cho mùa đông tới, đây cũng là lúc mà mọi người nhộn nhịp mua sắm. Trong nhà ngoài ngõ bắt đầu nghe những bài hát vui tươi và những cây thông được trang trí rực rỡ báo hiệu một không khí Giáng Sinh đang đến gần.
Lễ Giáng Sinh là lễ hội kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu, tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này, cùng Aralac hiểu thêm về ngày lễ đặc biệt này qua bài viết sau.
Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa Giáng sinh, Noel, hay Xmas (từ tiếng Pháp Noël, viết tắt của Emmanuel, nghĩa là Chúa ở cùng chúng ta) là một ngày lễ thiêng liêng hàng năm của Kitô giáo để kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su Kitô.
Lễ Giáng sinh đầu tiên được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 là ở Rome vào năm 336 sau Công nguyên, thời của Hoàng đế La Mã Constantine – vị Hoàng đế La Mã theo Cơ đốc giáo đầu tiên. Theo đó, một số quốc gia kỷ niệm ngày này vào ngày 25 tháng 12, một số lại tổ chức vào tối ngày 24 tháng 12. Tuy nhiên, người Chính thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julian để định ngày, vì vậy họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregorian.
Vốn dĩ, Lễ Giáng sinh là dành cho những người theo đạo Thiên Chúa, để kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, người mà họ coi là Chúa giáng thế làm người. Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh hàng năm ngày càng nhiều hơn. Kết quả là ngày nay Giáng sinh được coi là một ngày lễ quốc tế, với ông già Noel và cây thông Noel.
>>> Xem thêm: Ý nghĩa đặc biệt của các biểu tượng Giáng sinh
Trong khi nhiều người tổ chức lễ Giáng sinh để tôn vinh sự ra đời của Chúa Giê-su, thì ngày này cũng được tổ chức như một ngày lễ văn hóa trên toàn thế giới.
Ngoài ý nghĩa Thiên chúa giáo, ngày Giáng Sinh còn là ngày lễ của gia đình, là ngày để mọi người tụ họp, quây quần bên nhau để tạo nên những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa những người trong gia đình. Vào ngày lễ, mọi người đi nhà thờ, hát những bài hát vui vẻ, trang trí nhà cửa, ăn cùng nhau, tặng quà cho nhau và quây quần bên nhau.
Nguồn: Google