Khi nói đến tình trạng táo bón ở trẻ em, các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng trẻ ăn rau chưa đúng cách. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này để hiểu được nguyên nhân cũng như cách phòng tránh để trẻ không bị táo bón, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Thức ăn sau khi được cơ thể hấp thu hết các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ được đào thải ra bên ngoài cơ thể. Táo bón là khi phân trở nên cứng, đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần, không đại tiện trong hơn 5 ngày hoặc đau khi đi đại tiện.
Nếu cứ để yên tình trạng táo bón của trẻ sẽ ngày càng nặng hơn, trẻ không có khả năng đại tiện và có thể tiếp tục bị táo bón ngay cả khi đã lớn. Người ta cũng cho rằng nếu không tập thói quen đại tiện đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến tinh thần của trẻ.
Táo bón ở trẻ em thường bị ảnh hưởng bởi các thói quen liên quan đến lối sống như ăn uống và vận động. Người ta nói rằng trẻ dễ bị táo bón khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa ngoài, khi bắt đầu ăn dặm, khi trẻ tập ngồi bô, khi trẻ đi nhà trẻ hoặc đi học,…
Đối với trẻ sơ sinh, việc thay đổi chế độ ăn uống (trẻ chuyển từ bú sữa mẹ qua sữa ngoài, trẻ bắt đầu ăn dặm,…), hoặc có thể do lượng sữa mẹ không đủ hoặc trẻ ít bú nên dẫn đến trẻ bị táo bón.
Những trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo hoặc tiểu học, một số trẻ ngại đi vệ sinh ở trường, trẻ thiếu chất xơ do ghét ăn rau, trẻ căng thẳng, ít vận động là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.
Ngoài ra, táo bón có thể do trẻ biếng ăn nên thiếu chất dinh dưỡng, bệnh lý liên quan đến vấn đề về tiêu hóa, hệ thần kinh hoặc liên quan đến hậu môn.
>>> Xem thêm: Bé biếng ăn: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trong quá trình cai sữa, việc cho con bú sữa mẹ giảm đi, nước có xu hướng bị thiếu hụt. Không đủ nước khiến ruột già khó hấp thu nước hơn và làm cho phân cứng hơn khiến trẻ dễ bị táo bón.
Hãy cho trẻ uống nước trước hoặc sau khi chơi ngoài trời hoặc đi tắm. Cung cấp đủ lượng nước giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.
Chất xơ có nhiều trong rau, khoai tây, nấm, các loại đậu, rong biển, ngũ cốc và trái cây. Việc bổ sung thêm chất xơ giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn và giúp ngăn ngừa táo bón.
Nhiều trẻ thường ghét rau hơn thịt, hãy kiên nhẫn đặt chúng lên bàn và chờ trẻ quen từng chút một. Ngay cả một lượng nhỏ khoai tây, nấm, các loại đậu và rong biển cũng nên được dọn lên bàn một lần mỗi ngày.
>>> Tham khảo thêm: Sữa Pedia Gold – dinh dưỡng cho trẻ phát triển trí não và ngăn ngừa táo bón
Thời gian đi vệ sinh đều đặn cũng rất quan trọng, vì vậy hãy tập thói quen cho trẻ đi đại tiện vào một giờ cố định hàng ngày.
Việc mẹ không đủ sữa hoặc trẻ bú ít dễ khiến trẻ bị táo bón, hãy cân nhắc và lựa chọn bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng sữa công thức. Trong trường hợp khó biết được lượng trẻ bú thì nên cân trẻ trước và sau khi bú, hoặc cân định kỳ 1 đến 2 tuần xem có tăng theo đường cong tăng trưởng hay không.
Để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ em, nên nấu ăn với các nguyên liệu có nhiều chất xơ.
Ngoài việc tích cực kết hợp các nguyên liệu như táo, chuối, khoai tây, khoai lang,… vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ, cho trẻ hoạt động, tập thể dục giúp cải thiện nhu động ruột và làm mềm phân.
Nếu tình trạng táo bón vẫn không được cải thiện, bạn có thể dùng các loại thuốc như thuốc làm mềm phân và thuốc giúp phân dễ dàng hơn hoặc có thể đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và giúp đỡ.
>>> Xem thêm: 5 thực phẩm hàng đầu giúp não bộ của trẻ phát triển và thông minh hơn
Nguồn: Hayashi Shinya, Japan